Như đã đưa tin, những bức tranh của họa sĩ trẻ Phạm Huy Thông lấy bố cục và cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ đã khai mạc chiều (16/6) tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền Hà Nội). Xem triển lãm mới thấy giá trị và sức sống bền lâu của nghệ thuật dân gian khi người nghệ sĩ biết cày xới trên mảnh ruộng của cha ông để lại…

LTS. Sau khi đăng bài viết nhan đề Cày xới lại trên mảnh ruộng Đông Hồ phản án về triển lãm của họa sĩ trẻ Phạm Huy Thông - đang diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội (kéo dài đến 15/7); TT&VH đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả. Quả thật, cách “nhại” tranh Đông Hồ để “giễu” các vấn đề của cuộc sống đương đại của họa sĩ trẻ này có thể để lại nhiều tiếng cười sảng khoái. Song cũng có những ý kiến khắt khe cho rằng, như thế có vẻ làm “tầm thường hóa” dòng tranh cổ kính của cha ông.

Sau bài “Tranh Đông Hồ - thời “văn minh tiến bộ” khám phá những nội dung “bám sát thời cuộc” của dòng tranh này trong thời Pháp thuộc, họa sĩ Đỗ Đức sẽ tiếp tục nói về những đóng góp của tranh Đông Hồ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Dòng tranh dân gian này một mặt luôn bám sát thời cuộc, thời Pháp thuộc thì đả kích các biến tướng nhiễu nhương của phong trào Âu hóa; thời chống Pháp, chống Mỹ thì các nghệ nhân Đông Hồ chính là các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Bây giờ ta quay lại câu chuyện những bức tranh Đông Hồ buổi đầu. Điểm qua một số bức tranh có nội dung nhắn gửi về đạo lý như những trang sách quý của người xưa để lại cho con cháu.

Mở cửa giao lưu với thế giới không chỉ để cứu nền kinh tế, mà còn cứu nhiều ngành nghề khác, trong đó có nghề làm tranh Đông Hồ. Theo thời cuộc mà tranh Đông Hồ cũng có những biến đổi, chủ yếu là về mặt hình thức.

Một dòng tranh dân gian có tuổi vài trăm năm không hề thuộc về quá khứ, mà vẫn vươn lên bám sát thời cuộc, để lại những thành tựu nhất định trong mỗi thời kỳ, từ thời Pháp thuộc đến thời chống Pháp và chống Mỹ. Các bức tranh Đông Hồ thời cận - hiện đại này ít nhiều đã ghi đậm dấu ấn cá nhân của những người sáng tác chúng - những nghệ nhân không còn khuyết danh nữa, mà đã có tên tuổi hẳn hoi. Để hiểu thêm về vấn đề này phóng viên TT&VH đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Đăng Chế - một nghệ nhân không những đang làm sống dậy nghề tranh Đông Hồ mà còn chính là người đã sáng tác nhiều bức tranh Đông Hồ thời chống Mỹ.

Lẽ ra loạt bài “Những bất ngờ về một dòng tranh dân gian” đã kết thúc số hôm qua, nhưng chúng tôi phải kéo dài thêm một kỳ nữa về một tác giả tranh Đông Hồ, dù tên tuổi đã được nhắc đến đây đó, nhưng di sản tranh ông để lại thì hầu như chưa có trên thị trường. Đó là nghệ nhân Nguyễn Đăng Khiêm (đã mất năm 2002).

Tranh Dong Ho di dauve dau
Thôn Đông Hồ, xã Song Hồ, H. Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Hoạt động trong ngành nghề tranh dân gian Đông Hồ: Từ 1964 đến nay được 43 năm

Trang Previous page   1 2 3 4 5 6 
Tìm kiếm
Khoảng giá
  -  
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến