Thứ ba, 18/01/2011 - 11:41

Tranh: Đinh Tiên Hoàng

Bức tranh trên đây là bức tranh đẹp nhất có nội dung nói về vị Hoàng đế nổi tiếng này. Những nhà nghiên cứu tranh dân gian nhận xét thấy rằng tất cả những bức tranh nói về ngài đều chỉ thể hiện thời thơ ấu, không thấy có tranh thể hiện ngài lúc tại vị.

Bức tranh trên miêu tả một đoạn trong truyền thuyết mang tính huyền thoại lúc ngài bị người chú cầm gươm đuổi, do dám giết trâu của chú khao các trẻ mục đồng. Ngài nhẩy xuống sông để trốn, tưởng chết đuối, nhưng một con rồng vàng xuất hiện cõng ngài sang bên kia sông. Người chú thấy vậy sợ hãi, cắm thanh gươm xuống đất vái lạy một người có chân mệnh thiên tử.

Bức tranh này đã lựa chọn được một hình tượng rất tiêu biểu so với bức tranh thể hiện ngài trong lúc hàn vi “cờ lau tập trận” với các trẻ mục đồng. Với chiếc cờ lau trên vai, đã miêu tả được ý chí của ngài khi “cờ lau tập trận”. Hình tượng rồng theo quan niệm cổ Đông phương là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ, quyền lực tối cao. Do đó, hình tượng cưỡi rồng không chỉ miêu tả được tính chân mệnh thiên tử của ngài, mà còn khẳng định nền độc lập của người Lạc Việt giành lại sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc có tính tất yếu như một qui luật của Tạo hóa.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
(Trích nguyên văn trong sách: “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”, Nxb VHTT, HN, 2002)
Top
Tìm kiếm
Khoảng giá
  -  
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến