Thứ ba, 18/01/2011 - 11:41

Tranh: Trê cóc tranh con

Bức tranh này chính là minh họa lại “Truyện Trê và Cóc” đã lưu truyền rất lâu trong dân gian. Truyện rằng: Vợ chồng nhà Trê rất giàu có nhưng già rồi mà vẫn chưa có con.

Một hôm, Trê gặp bầy nòng nòng đang bơi tung tăng liền bắt về nhận làm con mình. Vợ chồng nhà cóc vốn nghèo khó, đông con nhưng rất thương yêu chúng. Không thấy bầy con đâu, liền đi tìm thì biết rằng đàn con đã bị vợ chồng nhà Trê bắt về nên đã đi kiện quan. Trê một mặt đút lót quan, một mặt lí sự rằng nòng nòng sống dưới nước, màu đen, thân hình giống trê hơn; cóc sống trên bờ, thân hình lại khác nòng nòng hoàn toàn. Quan xử Trê thắng kiện. Vợ chồng nhà Cóc oan ức vì mất con chỉ còn biết nghiến răng uất hận mà kêu trời. Nhái bén an ủi Cóc đừng buồn vì khi lớn lên, nòng nọc sẽ trở thành cóc thôi. Quả như vậy, sau một thời gian, đàn nòng nòng con đứt đuôi, mọc chân lột xác thành cóc mà nhảy lên bờ đoàn tụ với cha mẹ.

Có thể nói: Câu chuyện là một biểu tượng tuyệt vời, ẩn chứa mật ngữ, có tính tiên tri, cho biết nền văn minh khoa đẩu (nòng nọc) đã bị khuất lấp dưới một hình thức khác (con của Trê). Cóc không ở dưới nước (tức là đã mất nước), nên không thể chứng minh được nòng nọc là con của mình. Nhưng bản chất của sự vô lí (nòng nọc không phải con của Trê), cuối cùng cũng sẽ được sáng tỏ trong qui luật tiến hóa, phát triển của tự nhiên. Đây là hình tượng độc đáo của câu chuyện có tính tiên tri, cho biết: sự tiến hóa, phát triển toàn diện về mọi mặt trong các mối quan hệ xã hội mà nền tảng là sự tiến bộ của khoa học hiện đại – trong đó mũi nhọn của khoa học hiện đại chính là khoa học lí thuyết – mới là điều kiện cần và đủ để minh chứng cho sự kì vĩ của nền văn minh khoa đẩu với quốc gia đầu tiên là nhà nước Văn Lang. Tính tiên tri đó được thể hiện rõ ràng ở hai câu thơ được đề trong tranh:

“Giỏ ai quai nấy rành rành
Giương vây già thách tranh giành chẳng xong”



Bài viết này tóm lược và bổ sung thêm bài “Tranh Trê và Cóc” trong sách “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam” của Nguyễn Vũ Anh Tuấn, Nxb. VHTT, HN, 2002.
Top
Tìm kiếm
Khoảng giá
  -  
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến