Thứ ba, 18/01/2011 - 11:41

Tranh: Hứng dừa

Tả cảnh sinh hoạt vui vẻ của một gia đình.

Đây là một bức tranh vui vì cây dừa đây có cao đến nỗi anh chồng đưa dừa xuống mà cô vợ không đưa tay lên để đón được dừa đâu, cần chi phải hứng dừa làm gì? Quả dừa rơi xuống đất cũng có hư hao gì đâu mà phải hứng? Mà cứ cho là phải hứng đi thì với chiếc váy (chất liệu đâu có được bền như ngày nay) thì làm sao hứng nổi trái dừa, hứng để có nước tuột váy hay rách váy? Với lại còn chưa nói đến nhỡ may quả dừa to, cứng như vậy rơi vào đầu thì sẽ ra sao? Người vợ trẻ trong tranh còn ngây thơ đến mức tốc cả váy lên mà hứng dừa! Ở dưới gốc cây dừa, hai cậu con trai cũng đang tranh nhau mà trèo lên cây giúp bố. Phía bên trên, góc phải còn đề thêm hai câu thơ nôm: “Khen ai khéo dựng lên dừa, Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”, hoặc có bản khác chép: “Trong như ngọc, trắng như ngà, Đây trèo đấy hứng cho vừa lòng nhau”. Thật là một hạnh phúc hồn nhiên, trong sáng!

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong cuốn “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam” lại cho rằng: nội dung bức tranh lưu truyền hàng ngàn năm trong dân gian có lẽ không thể chỉ đơn giản như vậy. Cây dừa là một hiện tượng phát sinh và tồn tại tự nhiên của tạo hóa, đâu phải do con người tạo ra? Tại sao lại là “ai”? “Ai” là ai mới được chứ? Sự tung dừa từ trên cây cho người ở dưới hứng thì cực kỳ nguy hiểm, nhỡ nó rơi vào đầu thì sao? Hình tượng của bức tranh không phản ánh thực tế. Nếu quả thật với nội dung đơn giản như trên thì bức tranh có thể được thể hiện với một hình thức khác: như thay cây dừa bằng cây chôm chôm, hoặc nhãn lồng chẳng hạn. Nhưng chính từ lời chú của bức tranh và sự lưu truyền lâu đời trong dân gian khiến cho người xem tranh phải nghiền ngẫm tính minh triết và nhân bản của bức tranh này.

Đại từ “ai” trong lời chú cho thấy tác nhân con người trong việc làm nên sự hài hòa cân đối trong cuộc sống. Hình tượng tung hứng trái dừa – vốn không có trên thực tế – cho thấy tính mâu thuẫn và khó khăn trong đời, trong mối quan hệ giữa con người với con người. Nhưng nếu chính con người biết điều hòa cuộc sống của mình, của môi trường thì sẽ mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho cuộc đời. Phải chăng đây chính là tính minh triết và nhân bản trong nội dung của bức tranh này.
Top
Tìm kiếm
Khoảng giá
  -  
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến