Thứ ba, 18/01/2011 - 11:41

Tranh: Đánh ghen

Măng non nấu với gà đồng
Ngon thì vô thử xem chồng về ai?

Măng non nấu với gà đồng
Ngon thì vô thử xem chồng về ai?

Măng non nấu với gà đồng thì quả là ngon thật. Măng non thì giòn mềm, gà đồng thịt săn chắc ngọt nước. Thật là một sự hòa hợp tuyệt vời của khoa ẩm thực. Nhưng ở đây nó còn hàm chứa một nghĩa khác, ám chỉ người chồng lăng nhăng kiểu “mèo mả, gà đồng” kiếm gái tơ (măng non). Tuy có thể thỏa mãn được dục vọng, ngon thật; nhưng chắc khó tránh được rắc rối. Lời chú trên tranh thật là một lối chơi chữ tuyệt vời với nhiều hàm nghĩa sâu xa .
“Đánh ghen” là một trong những tranh sinh hoạt dí dỏm cũng mang tính giáo dục. Bà vợ xắn váy quai cồng xông tới, cầm kéo đòi cắt tóc (theo tục xưa, bị cắt tóc là một hình thức phạt rất nặng đối với những người phụ nữ lẳng lơ) cô nhân tình hớ hênh (ngực trần), thách thức, chanh chua. Ông chồng thì bị bắt quả tang rõ rành rành nhưng một tay vẫn đặt lên ngực cô nhân tình ra điều không chịu ăn năn hối lỗi, ôm cô nhân tình vào lòng để bảo vệ, còn tay kia thì để hòa hoãn với bà vợ. Đứa bé thì chắp tay van lạy xin những bậc phụ mẫu thôi đừng giằng co. Nếu cha mẹ nó như vậy thì suy nghĩ ngây thơ con trẻ ấy có còn được vẹn nguyên? Sự kiện này sẽ đi vào tâm thức con trẻ và sẽ khó mà phai nhạt được, đi vào quá trình hình thành nhân cách của nó. Đáng lo lắng thay!

Thật là một tấm kịch đời thường. Sự cường điệu trong mô tả làm cho tranh mang tính hài hước nhẹ nhàng. Người ta còn thấy có những câu thơ được chú trên tranh như: “Thôi thôi một giận làm lành, Chị đừng tức giận cho nhục lòng ta”…, hay là “Thôi thôi nuốt giận làm lành, Chi điều sinh sự nhục mình nhục ta” hàm ý khuyên răn.
Top
Tìm kiếm
Khoảng giá
  -  
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến